Một người bạn khi nghe bài hát Sài Gòn Em Ở Đó, nói thích cái câu: “ Sài Gòn còn mưa bão, đưa em đi phương nào” và tôi xin lấy làm tựa cho bài viết nhớ về mùa 30 tháng 4 năm 2002, năm nay.
Khi nhận được lá thư của người tình lỗi hẹn từ thành phố đã mất tên gởi đến Canada vào năm 1979, rất vui. Thời đó ở Mỹ, người Việt Nam di tản và tị nạn chưa liên lạc được với VN vì hận thù giữa Mỹ và Việt Cộng vẫn còn căng, ngoại trừ Canada và vài nước Aâu Châu như Pháp, Thụy Sĩ… Lá thư rất ngắn, vài dòng hồi âm từ bức điện tín tôi gởi về cho người đó báo tin đã tới định cư được xứ người tự do. Những dòng chữ nuối tiếc ngày tháng cũ của một thời hoa mộng tuổi trẻ, của một thời Sài Gòn tự do đã mất từ một ngày khói lửa, của một cuộc tình đắm đuối lý tưởng trong một khung cảnh đất nước chiến tranh đầy bất trắc mà yếu tố chia ly lúc nào cũng hiện diện.
Lá thư kể rằng Sài Gòn đang mưa, một cơn bão nào đó rớt qua thành phố, những giọt mưa buồn như những giọt nước mắt của người yêu khóc cho thân phận của xứ sở, cho chính mình là người con gái hoang mang, lạc lõng dưới chế độ bạo tàn.
Lá thư làm tôi sung sướng, thương nhớ, ray rức và cảm xúc tràn đầy để viết nên những câu nhạc Sài Gòn Em Ở Đó.
Sài Gòn là một thành phố có một số phận gắn liền với miền Nam thân yêu, với chế độ tự do; nên miền Nam mất nó cũng mất tên theo. Những người Cộng sản miền Bắc không muốn cái tên Sài Gòn , thủ đô Việt Nam Cộng Hoà, được nhắc tới sợ lòng người dân còn tưởng nhớ tới cái cũ nên đã khai tử cái tên. Bắt chước đàn anh Liên Xô đã đổi tên cố đô St Peterburst thành Leningrad, Hà Nội đã đặt tên họ Hồ cho thành phố Sài Gòn.
Khi nào Sài Gòn hồi sinh, lấy lại tên cũ cho thành phố, đó là dấu hiệu lúc đất nước chuyển mình, dân tộc vươn lên trong bầu trời tự do dân chủ để khôi phục lại vị thế của một giống dân kiêu hùng của châu Á.
Trong lịch sử cận đại của thế giới có 3 quốc gia bị chia cắt bởi 2 chế độ tư bản và cộng sản , đó là Việt Nam, Đại Hàn(Triều Tiên) và Đức. Miền Bắc Cộng sản đã thắng miền Nam, Tây Đức thống nhất với Đông Đức và chỉ còn lại Nam Bắc Triều Tiên. Tây Đức thuộc tư bản chủ nghĩa giàu mạnh đã phải cưu mang Đông Đức nghèo nàn trong một sự trả giá khá đắt của sự thống nhất. Người dân Tây Đức đang sống mức sống khá cao đã phải chia xẻ sự sung túc cho những người cùng dòng máu không may phải sống trong chế độ cộng sản mà chỉ trong vòng hơn bốn chục năm đã thấy sự lạc hậu, thua kém quá nhiều.
Việt Nam thật bất hạnh khi những người Cộng sản miền Bắc chiến thắng cai trị miền Nam. Ngoài những đau đớn của một quốc gia bị xâm chiếm, tuy bảo là cùng một giống dân Tiên Rồng nhưng những sự trả thù cùng cách đối xử bạo ngược đâu có kém gì quân ngoại bang. Điều đáng nói là chính sự ngu dốt và độc tài đó đã lôi kéo miền Nam cùng cả nước đi thụt lùi sau 27 năm.
Được xếp hạng là một trong những nước có lợi tức đầu người thấp nhất thế giới, nạn ma túy tràn lan trong giới trẻ, biết bao người đã liều chết bỏ nước ra đi, hàng triệu người đi làm lao công khắp thế giới. Nhưng nhục nhã nhất là Việt Nam đang trở thành ổ điếm lớn của Đông Nam Á với hình ảnh của những cô gái trẻ bán thân trong những dịch vụ có chữ “ Ôm” như bia ôm, cà phê ôm, karaoke ôm… và những tin tức về những vụ bán gái qua Tàu và Đài Loan.
Có cái may cho chế độ HàNội là hàng năm người hải ngoại đã gởi cỡ 5 tỉ đô la tiền tươi giúp thân nhân lẫn trở về nước du lịch. Số tiền này chạy vòng vòng rồi cũng lọt vào tay các cán bộ. Khi vào chiếm miền Nam, họ đã đoạt hết tài sản của dân chúng qua hình thức đổi tiền, lấy nhà và tài sản. Và bây giờ sau 27 năm, người cán bộ đó đem cái nhà ra bán lấy tiền xài và Đảng Cộng Sản chính thức cho phép cán bộ được quyền kinh doanh nghĩa là được tự do làm giàu trên mồ hôi nước mắt của dân nghèo, nghĩa là bóc lột. Họ bắt đầu làm những điều mà họ đã chửi bới, chống đối.
Mới đây nhất, vụ cắt đất dâng biển cho đàn anh Trung quốc để trả ơn giúp đỡ trong những năm chiến tranh làm chấn động mọi người và trong cả nhiều tầng lớp cán bộ. Té ra người CS Việt Nam chẳng có lý tưởng dân tộc gì như thế giới đã ca ngợi, cái mặt nạ giả trá còn lại đã lột ra.
Câu hỏi đặt ra là khi nào chế độ như vậy bị lật đổ, câu trả lời rất khó. Số phận của một người do chính cá nhân người đó quyết định. Số phận của một gia đình thì do toàn thể cha mẹ anh em cùng đóng góp và dĩ nhiên số phận của 80 triệu dân Việt phải do đa số người dân trong nước quyết định. Người hải ngoại tuy có nhiều phương tiện tài chánh thông tin nhưng phải nhớ chỉ là những kẻ đứng bên ngoài cổ võ giúp đỡ mà thôi.
Có một người quen mới bảo lãnh người vợ trẻ tuổi chưa tới ba mươi sang Mỹ. Một lần nói chuyện, cô ta nói là trong đời chỉ lần đầu ở tại đây mới thấy hình lá cờ vàng ba sọc đỏ và khi nghe đài phát thanh có những lời chỉ trích Cộng sản cô ta thấy giật mình vì vẫn tưởng là mình còn đang ở trong nước. Nêu ra sự kiện này để suy gẫm là hơn nữa dân số VN ở cùng lứa tuổi cô ta và những hình ảnh chiến tranh quá khứ đã chẳng lưu lại dấu vết gì trong đầu óc họ. Tương lai của đất nước Việt nằm trong tay họ, và chúng ta thấy gì trong vài chục năm sắp tới?
Có lẽ người hải ngoại chỉ còn cái công việc là ráng sống cho đoàn kết, cố gắng giữ gìn văn hoá tổ tiên, phát triển những tài năng nhờ môi trường tự do thuận lợi xứ người. Nếu có tài chánh dư giả thì giúp đỡ thân nhân hay tổ chức nào mà mình thấy tốt. Dĩ nhiên vẫn phải giữ lập trường chống Cộng tới cùng. Nhưng chúng ta sẽ là tấm gương tốt cho người trong nước bắt chước. Khi nào vững mạnh mọi điều thì lúc đó tiếng nói và hành động sẽ có hiệu quả.
Nhìn lại dân Do Thái sau cả ngàn năm lang thang thế giới đã trở lại vùng đất tổ để lập quốc. Đài Loan tuy là nhỏ bé so với Trung Hoa lục địa nhưng sức mạnh kinh tế và mô hình xã hội tân tiến cũng là điều mà Bắc Kinh e dè.
Hăm bảy năm so với một đời người khá dài nhưng so với cả chiều sâu đất nước mấy ngàn năm thì chỉ là chớp nhoáng. Những hoạt động không ngừng nghỉ của bao nhiêu người cho tự do no ấm của đất nước từ quá khứ đến nay rất nhiều, làm sao kể hết. Chuyện xứ sở, chuyện đấu tranh vẫn là những ước mơ thi vị hoá cuộc sống xứ người của những kẻ có lòng. Mùa 30 tháng 4 mỗi năm lại đến tạo những xúc động riêng cho từng người lưu vong. Đất nước vẫn chưa yên, cuộc sống người dân vẫn nghèo hèn, thành phố Sài Gòn vẫn mất tên ngậm ngùi và người con gái Việt vẫn mang số phận gian truân cho đến bao giờ. Sài gòn còn mưa bão, San Jose mùa này trời chợt trở lạnh, hình như một cơn bão nào đó đang thổi đâu đây.
San Jose, 30-4-2002
Khi nhận được lá thư của người tình lỗi hẹn từ thành phố đã mất tên gởi đến Canada vào năm 1979, rất vui. Thời đó ở Mỹ, người Việt Nam di tản và tị nạn chưa liên lạc được với VN vì hận thù giữa Mỹ và Việt Cộng vẫn còn căng, ngoại trừ Canada và vài nước Aâu Châu như Pháp, Thụy Sĩ… Lá thư rất ngắn, vài dòng hồi âm từ bức điện tín tôi gởi về cho người đó báo tin đã tới định cư được xứ người tự do. Những dòng chữ nuối tiếc ngày tháng cũ của một thời hoa mộng tuổi trẻ, của một thời Sài Gòn tự do đã mất từ một ngày khói lửa, của một cuộc tình đắm đuối lý tưởng trong một khung cảnh đất nước chiến tranh đầy bất trắc mà yếu tố chia ly lúc nào cũng hiện diện.
Lá thư kể rằng Sài Gòn đang mưa, một cơn bão nào đó rớt qua thành phố, những giọt mưa buồn như những giọt nước mắt của người yêu khóc cho thân phận của xứ sở, cho chính mình là người con gái hoang mang, lạc lõng dưới chế độ bạo tàn.
Lá thư làm tôi sung sướng, thương nhớ, ray rức và cảm xúc tràn đầy để viết nên những câu nhạc Sài Gòn Em Ở Đó.
Sài Gòn là một thành phố có một số phận gắn liền với miền Nam thân yêu, với chế độ tự do; nên miền Nam mất nó cũng mất tên theo. Những người Cộng sản miền Bắc không muốn cái tên Sài Gòn , thủ đô Việt Nam Cộng Hoà, được nhắc tới sợ lòng người dân còn tưởng nhớ tới cái cũ nên đã khai tử cái tên. Bắt chước đàn anh Liên Xô đã đổi tên cố đô St Peterburst thành Leningrad, Hà Nội đã đặt tên họ Hồ cho thành phố Sài Gòn.
Khi nào Sài Gòn hồi sinh, lấy lại tên cũ cho thành phố, đó là dấu hiệu lúc đất nước chuyển mình, dân tộc vươn lên trong bầu trời tự do dân chủ để khôi phục lại vị thế của một giống dân kiêu hùng của châu Á.
Trong lịch sử cận đại của thế giới có 3 quốc gia bị chia cắt bởi 2 chế độ tư bản và cộng sản , đó là Việt Nam, Đại Hàn(Triều Tiên) và Đức. Miền Bắc Cộng sản đã thắng miền Nam, Tây Đức thống nhất với Đông Đức và chỉ còn lại Nam Bắc Triều Tiên. Tây Đức thuộc tư bản chủ nghĩa giàu mạnh đã phải cưu mang Đông Đức nghèo nàn trong một sự trả giá khá đắt của sự thống nhất. Người dân Tây Đức đang sống mức sống khá cao đã phải chia xẻ sự sung túc cho những người cùng dòng máu không may phải sống trong chế độ cộng sản mà chỉ trong vòng hơn bốn chục năm đã thấy sự lạc hậu, thua kém quá nhiều.
Việt Nam thật bất hạnh khi những người Cộng sản miền Bắc chiến thắng cai trị miền Nam. Ngoài những đau đớn của một quốc gia bị xâm chiếm, tuy bảo là cùng một giống dân Tiên Rồng nhưng những sự trả thù cùng cách đối xử bạo ngược đâu có kém gì quân ngoại bang. Điều đáng nói là chính sự ngu dốt và độc tài đó đã lôi kéo miền Nam cùng cả nước đi thụt lùi sau 27 năm.
Được xếp hạng là một trong những nước có lợi tức đầu người thấp nhất thế giới, nạn ma túy tràn lan trong giới trẻ, biết bao người đã liều chết bỏ nước ra đi, hàng triệu người đi làm lao công khắp thế giới. Nhưng nhục nhã nhất là Việt Nam đang trở thành ổ điếm lớn của Đông Nam Á với hình ảnh của những cô gái trẻ bán thân trong những dịch vụ có chữ “ Ôm” như bia ôm, cà phê ôm, karaoke ôm… và những tin tức về những vụ bán gái qua Tàu và Đài Loan.
Có cái may cho chế độ HàNội là hàng năm người hải ngoại đã gởi cỡ 5 tỉ đô la tiền tươi giúp thân nhân lẫn trở về nước du lịch. Số tiền này chạy vòng vòng rồi cũng lọt vào tay các cán bộ. Khi vào chiếm miền Nam, họ đã đoạt hết tài sản của dân chúng qua hình thức đổi tiền, lấy nhà và tài sản. Và bây giờ sau 27 năm, người cán bộ đó đem cái nhà ra bán lấy tiền xài và Đảng Cộng Sản chính thức cho phép cán bộ được quyền kinh doanh nghĩa là được tự do làm giàu trên mồ hôi nước mắt của dân nghèo, nghĩa là bóc lột. Họ bắt đầu làm những điều mà họ đã chửi bới, chống đối.
Mới đây nhất, vụ cắt đất dâng biển cho đàn anh Trung quốc để trả ơn giúp đỡ trong những năm chiến tranh làm chấn động mọi người và trong cả nhiều tầng lớp cán bộ. Té ra người CS Việt Nam chẳng có lý tưởng dân tộc gì như thế giới đã ca ngợi, cái mặt nạ giả trá còn lại đã lột ra.
Câu hỏi đặt ra là khi nào chế độ như vậy bị lật đổ, câu trả lời rất khó. Số phận của một người do chính cá nhân người đó quyết định. Số phận của một gia đình thì do toàn thể cha mẹ anh em cùng đóng góp và dĩ nhiên số phận của 80 triệu dân Việt phải do đa số người dân trong nước quyết định. Người hải ngoại tuy có nhiều phương tiện tài chánh thông tin nhưng phải nhớ chỉ là những kẻ đứng bên ngoài cổ võ giúp đỡ mà thôi.
Có một người quen mới bảo lãnh người vợ trẻ tuổi chưa tới ba mươi sang Mỹ. Một lần nói chuyện, cô ta nói là trong đời chỉ lần đầu ở tại đây mới thấy hình lá cờ vàng ba sọc đỏ và khi nghe đài phát thanh có những lời chỉ trích Cộng sản cô ta thấy giật mình vì vẫn tưởng là mình còn đang ở trong nước. Nêu ra sự kiện này để suy gẫm là hơn nữa dân số VN ở cùng lứa tuổi cô ta và những hình ảnh chiến tranh quá khứ đã chẳng lưu lại dấu vết gì trong đầu óc họ. Tương lai của đất nước Việt nằm trong tay họ, và chúng ta thấy gì trong vài chục năm sắp tới?
Có lẽ người hải ngoại chỉ còn cái công việc là ráng sống cho đoàn kết, cố gắng giữ gìn văn hoá tổ tiên, phát triển những tài năng nhờ môi trường tự do thuận lợi xứ người. Nếu có tài chánh dư giả thì giúp đỡ thân nhân hay tổ chức nào mà mình thấy tốt. Dĩ nhiên vẫn phải giữ lập trường chống Cộng tới cùng. Nhưng chúng ta sẽ là tấm gương tốt cho người trong nước bắt chước. Khi nào vững mạnh mọi điều thì lúc đó tiếng nói và hành động sẽ có hiệu quả.
Nhìn lại dân Do Thái sau cả ngàn năm lang thang thế giới đã trở lại vùng đất tổ để lập quốc. Đài Loan tuy là nhỏ bé so với Trung Hoa lục địa nhưng sức mạnh kinh tế và mô hình xã hội tân tiến cũng là điều mà Bắc Kinh e dè.
Hăm bảy năm so với một đời người khá dài nhưng so với cả chiều sâu đất nước mấy ngàn năm thì chỉ là chớp nhoáng. Những hoạt động không ngừng nghỉ của bao nhiêu người cho tự do no ấm của đất nước từ quá khứ đến nay rất nhiều, làm sao kể hết. Chuyện xứ sở, chuyện đấu tranh vẫn là những ước mơ thi vị hoá cuộc sống xứ người của những kẻ có lòng. Mùa 30 tháng 4 mỗi năm lại đến tạo những xúc động riêng cho từng người lưu vong. Đất nước vẫn chưa yên, cuộc sống người dân vẫn nghèo hèn, thành phố Sài Gòn vẫn mất tên ngậm ngùi và người con gái Việt vẫn mang số phận gian truân cho đến bao giờ. Sài gòn còn mưa bão, San Jose mùa này trời chợt trở lạnh, hình như một cơn bão nào đó đang thổi đâu đây.
San Jose, 30-4-2002