Trong năm Tân Tỵ vừa qua sinh hoạt ca nhạc hải ngoại có điểm nổi bật là nhiều ca nhạc sĩ nổi tiếng từ giã chúng ta như ca sĩ Ngọc Lan, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, nhạc sĩ Ngọc Bích và nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.
Vào ngày 6 tháng 3, cái tin Ngọc Lan qua đời vì một chứng bệnh khó hiểu kéo dài vài năm làm nhiều thính giả ái mộ cô đã rơi lệ. Tên thật là Lê Thanh Lan, sinh tại Nha Trang, đến Mỹ năm 1980, với tiếng hát nhẹ nhàng gợi cảm cùng nhan sắc diễm kiều cô trở thành ngôi sao sáng chói trong thập niên 80 và vì bệnh nên phải từ giã sân khấu vào năm 1993. Trước đó vẫn có những tin đồn về cái chết của cô để kẻ thương mại lợi dụng cơ hội bán băng nhạc có tiếng hát Ngọc Lan.
Có lẽ sau đào thương sân khấu cải lương Thanh Nga bị bắn chết năm 1976 thì Ngọc Lan là người đột ngột ra đi trong lúc sự nghiệp đang ở đỉnh cao làm bao người luyến tiếc.
Dư âm của Ngọc Lan chưa tan thì một sự kiện đặc biệt khác tới, đó là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ trần ngày 1 tháng 4 năm 2001 vì chứng bệnh tiểu đường lâu năm hưởng thọ 62 tuổi. Là một người viết nhạc nổi tiếng nhất nhì trong làng nhạc VN, là một người sáng tác những bài tình ca với lời ca bóng bẩy trừu tượng tạo thành một môn phái mới cho những người đi sau, là một người có những bài hát phản chiến thập niên 60, 70 được giới trẻ cùng thời ưa thích, là một người trải qua 2 chế độ Cộng Hoà và Cộng Sản gây nên những tranh luận nữa yêu nữa ghét về con người của Trịnh Công Sơn. Đó cũng là sự mâu thuẫn giữa nghệ thuật và chính trị, một đề tài tranh cãi muôn thuở.
Người nhạc sĩ thứ hai ra đi kế tiếp trong năm là Hoàng Thi Thơ, qua đời ngày 23 tháng 9 tại quận Cam hưởng thọ 74 tuổi. Với nhiều ca khúc được ưa chuộng đặc biệt là những bài hát mang âm hưởng dân ca như Gạo Trắng Trăng Thanh. Nhạc sĩ họ Hoàng còn là đạo diễn sân khấu, là nhà tổ chức những show ca nhạc .Những vở nhạc kịch của ông như Ả Đào Say, Cô Gái Điên…đã đóng góp rất lớn cho nền ca nhạc nước nhà.
Nhạc sĩ thứ ba từ giã chúng ta là Ngọc Bích vào ngày 15 tháng 10 tại Nam Cali hưởng thọ 77 tuổi. Là người cùng thế hệ với những nhạc sĩ tiền chiến nhưng sáng tác của ông không nhiều. Chỉ có vài bài được biết tới như Mộng Chiều Xuân, Trở Về Bến Mơ.
Một tên tuổi khác từ biệt cõi nhân gian là Đoàn Chuẩn ngày 15 tháng 11 tại Hà Nội hưởng thọ 77 tuổi. Những bài hát mùa thu của ông rất lạ mà cũng rất quen, tình yêu tuy đậm đà nhưng không áo não, nhè nhẹ đi vào hồn người và ở rất lâu. Tuy ở miền Bắc nhưng ông đã chiếm tình cảm của giới yêu nhạc miền Nam rất nhiều.
Một năm mà làng ca nhạc mất đi 4 nhạc sĩ nổi tiếng thì quả thật ít thấy, vì nhạc sĩ nổi tiếng vốn không nhiều.
Điểm nổi bật khác của ca nhạc năm Tân Tỵ là sự lấn chiếm ào ạt của băng nhạc và ca sĩ trong nước ra hải ngoại biểu hiện qua mấy buổi biểu diễn ở Virginia và hai miền Nam Bắc Cali tạo nên cuộc biểu tình hàng ngàn người chống cái gọi là “ âm mưu tuyên truyền văn hóa ”.
Cuộc tranh luận về đề tài giữa văn nghệ và chính trị lại có dịp bùng nổ. Phe chống ca sĩ trong nước qua bên này hát cho là không chống nghệ sĩ mà chỉ chống kế hoạch tuyên truyền, phe bênh bảo là người hải ngoại có mua băng nhạc trong nước để nghe thì cớ sao lại phản đối ca sĩ.
Cuộc lấn chiếm của băng nhạc trong nước được nhìn thấy qua cả một rừng băng nhạc bán với giá 10 đô/5 cuốn CD nằm trong các cửa tiệm.
Những trung tâm băng nhạc video lớn của hải ngoại đã dùng nhiều ca khúc sáng tác ở trong nước. Có lý lẽ cho rằng sáng tác ở hải ngoại hiếm và không hay bằng trong nước, điều này không đúng. Có điều giá bản quyền của bài hát của trong nước vẫn rẻ hơn bên này.
Những ý kiến bàn thảo về sự khác biệt giữa các giọng ca trong nước và hải ngoại được nêu lên . Có người cho rằng mỗi bên mỗi vẻ. Nhưng ai cũng đồng ý rằng các giọng ca trẻ trong nước được huấn luyện trường ốc nên kỹ thuật cao và khuyết điểm của họ là giống nhau quá thiếu đi nét riêng của mỗi tiếng hát cần nên có trong làng nghệ thuật.
Có người cho rằng nghe cách phát âm của ca sĩ trong nước họ không thích vì gợi lại cảm giác mà họ muốn quên khi phải bỏ nước ra đi tìm tự do.
Những ca khúc trong nước có một số giá trị nhưng những nhạc sĩ sáng tác không có phong độ bền vì chỉ nổi tiếng hai ba bài rồi tắt ngấm. Những dòng nhạc chịu khá nhiều ảnh hưởng của nhạc Hồng Kông, Nhật và Tây Phương mà chưa thấy nổi bật lên cá tính VN trừ những bài mang âm hưởng dân ca.
Về lời ca thì thiếu đi sự chải chuốt mặc dù họ có lợi điểm là đang ở trong nước có hoàn cảnh thuận lợi hơn.
Về ca sĩ của hải ngoại thì thiếu đi tính kế thừa của lớp trẻ vì họ lớn lên xứ người nên phát âm tiếng VN không rõ ràng khi hát. Những ca sĩ nổi tiếng của Miền Nam trước đây đã vào tuổi xế chiều không thích hợp khán giả trẻ nữa.
Điểm thứ ba nổi bật của sinh hoạt ca nhạc là sự lan tràn của băng nhạc giả. Với kỹ thuật sang băng digital dễ dàng nên các CD, DVD được in lại mau chóng mà chất lượng tương đương và làm cho các nhà sản xuất băng nhạc không còn có lời nếu không nói là lỗ. Một DVD của trung tâm nổi tiếng bán với giá 30 đô liền bị in lại ở Trung Quốc rồi đem bán ở VN với giá 5 đô, bán lại ở Mỹ với giá 15 đô.
Những ca nhạc sĩ độc lập không còn dám sản xuất băng nhạc nữa vì ngoài thị trường có quá nhiều băng nhạc. Những ca sĩ nổi tiếng chỉ bán băng của họ trong lúc đi trình diễn mà thôi.
Chính vì lý do này mà những sáng tác mới đã không được phổ biến và sự hứng khởi sáng tác của các nhạc sĩ đã héo dần. Ngay cả những công phu hoà âm cũng không còn được để ý đến nữa.
Một nền ca nhạc trên đường bị khựng là do nhiều lý do ảnh hưởng qua lại của thị trường, khán giả và người sáng tác.
Có một điều đáng buồn là trong những cuốn video ca nhạc có những vở kịch nhạt nhẽo và kém văn hoá còn thua cả những cuốn phim bộ Hồng Kông đuợc chuyển âm tiếng Việt. Chúng ta cần những bài viết phê bình đúng đắn, khen cái hay chê cái dở để nền văn nghệ có cơ hội thăng hoa. Chẳng hạn một cuốn video quay cảnh VN mà diễn viên hài đứng đái ở ngoài đường thì không thể chấp nhận được. Hay một ca sĩ nổi tiếng lúc trình diễn mắt cứ chăm chú nhìn bài hát để ở trên giá nhạc thì quá coi thường thính giả. Nhưng các báo vốn sống nhờ quảng cáo và người viết chê cái dở sẽ bị thù ghét nên không ký giả nào chịu viết hết.
Một ca sĩ trong nước vừa ra định cư hải ngoại tâm sự rằng cô tưởng là ở xứ người tự do đầy đủ phương tiện nên nền ca nhạc hải ngoại sẽ khá hơn, không ngờ bên này lại đi bắt chước, ca tụng những bài hát những sản phẩm của trong nước.
Nếu nói rằng khi nghe những bài hát để biết được tình trạng suy thịnh của một xã hội thì có thể bảo là hải ngoại đang dần mất phương huớng của một vai trò đóng góp cho một quốc gia VN tự do dân chủ giàu mạnh. Và có thể bảo rằng trong nước tuổi trẻ thiếu lý tưởng, những tinh hoa văn hoá đất nước đang dần suy yếu. Tính ngoại lai biểu hiện rất rõ, những nét quật cường của dân tộc thiếu đi.
Trước khi chấm dứt bài viết ca nhạc này thì nỗi đau cắt đất dâng biển của nhà cầm quyền Hà Nội cho Tàu dâng lên trong lòng. Mấy ngàn năm oai hùng của cha ông đã đổ máu để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc thì nay trong thời đại văn minh này, đất nuớc có chủ quyền, người CS đã hãnh diện đánh Pháp đánh Mỹ mà lại nhục nhã làm mất đi vĩnh viễn bao thước đất quí giá của dân tộc.
Phải chăng chỉ có lỗi lầm to tát và hiển nhiên đó của người Cộng Sản VN mới có thể tạo cơ hội cho những phong trào đấu tranh cho một đất nước VN giàu đẹp trong tương lai thành công. Và chỉ tới lúc đó nền ca nhạc hải ngoại và trong nước không còn phân biệt và dĩ nhiên sẽ khởi sắc hơn nhiều.
29-01-2002
Vào ngày 6 tháng 3, cái tin Ngọc Lan qua đời vì một chứng bệnh khó hiểu kéo dài vài năm làm nhiều thính giả ái mộ cô đã rơi lệ. Tên thật là Lê Thanh Lan, sinh tại Nha Trang, đến Mỹ năm 1980, với tiếng hát nhẹ nhàng gợi cảm cùng nhan sắc diễm kiều cô trở thành ngôi sao sáng chói trong thập niên 80 và vì bệnh nên phải từ giã sân khấu vào năm 1993. Trước đó vẫn có những tin đồn về cái chết của cô để kẻ thương mại lợi dụng cơ hội bán băng nhạc có tiếng hát Ngọc Lan.
Có lẽ sau đào thương sân khấu cải lương Thanh Nga bị bắn chết năm 1976 thì Ngọc Lan là người đột ngột ra đi trong lúc sự nghiệp đang ở đỉnh cao làm bao người luyến tiếc.
Dư âm của Ngọc Lan chưa tan thì một sự kiện đặc biệt khác tới, đó là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ trần ngày 1 tháng 4 năm 2001 vì chứng bệnh tiểu đường lâu năm hưởng thọ 62 tuổi. Là một người viết nhạc nổi tiếng nhất nhì trong làng nhạc VN, là một người sáng tác những bài tình ca với lời ca bóng bẩy trừu tượng tạo thành một môn phái mới cho những người đi sau, là một người có những bài hát phản chiến thập niên 60, 70 được giới trẻ cùng thời ưa thích, là một người trải qua 2 chế độ Cộng Hoà và Cộng Sản gây nên những tranh luận nữa yêu nữa ghét về con người của Trịnh Công Sơn. Đó cũng là sự mâu thuẫn giữa nghệ thuật và chính trị, một đề tài tranh cãi muôn thuở.
Người nhạc sĩ thứ hai ra đi kế tiếp trong năm là Hoàng Thi Thơ, qua đời ngày 23 tháng 9 tại quận Cam hưởng thọ 74 tuổi. Với nhiều ca khúc được ưa chuộng đặc biệt là những bài hát mang âm hưởng dân ca như Gạo Trắng Trăng Thanh. Nhạc sĩ họ Hoàng còn là đạo diễn sân khấu, là nhà tổ chức những show ca nhạc .Những vở nhạc kịch của ông như Ả Đào Say, Cô Gái Điên…đã đóng góp rất lớn cho nền ca nhạc nước nhà.
Nhạc sĩ thứ ba từ giã chúng ta là Ngọc Bích vào ngày 15 tháng 10 tại Nam Cali hưởng thọ 77 tuổi. Là người cùng thế hệ với những nhạc sĩ tiền chiến nhưng sáng tác của ông không nhiều. Chỉ có vài bài được biết tới như Mộng Chiều Xuân, Trở Về Bến Mơ.
Một tên tuổi khác từ biệt cõi nhân gian là Đoàn Chuẩn ngày 15 tháng 11 tại Hà Nội hưởng thọ 77 tuổi. Những bài hát mùa thu của ông rất lạ mà cũng rất quen, tình yêu tuy đậm đà nhưng không áo não, nhè nhẹ đi vào hồn người và ở rất lâu. Tuy ở miền Bắc nhưng ông đã chiếm tình cảm của giới yêu nhạc miền Nam rất nhiều.
Một năm mà làng ca nhạc mất đi 4 nhạc sĩ nổi tiếng thì quả thật ít thấy, vì nhạc sĩ nổi tiếng vốn không nhiều.
Điểm nổi bật khác của ca nhạc năm Tân Tỵ là sự lấn chiếm ào ạt của băng nhạc và ca sĩ trong nước ra hải ngoại biểu hiện qua mấy buổi biểu diễn ở Virginia và hai miền Nam Bắc Cali tạo nên cuộc biểu tình hàng ngàn người chống cái gọi là “ âm mưu tuyên truyền văn hóa ”.
Cuộc tranh luận về đề tài giữa văn nghệ và chính trị lại có dịp bùng nổ. Phe chống ca sĩ trong nước qua bên này hát cho là không chống nghệ sĩ mà chỉ chống kế hoạch tuyên truyền, phe bênh bảo là người hải ngoại có mua băng nhạc trong nước để nghe thì cớ sao lại phản đối ca sĩ.
Cuộc lấn chiếm của băng nhạc trong nước được nhìn thấy qua cả một rừng băng nhạc bán với giá 10 đô/5 cuốn CD nằm trong các cửa tiệm.
Những trung tâm băng nhạc video lớn của hải ngoại đã dùng nhiều ca khúc sáng tác ở trong nước. Có lý lẽ cho rằng sáng tác ở hải ngoại hiếm và không hay bằng trong nước, điều này không đúng. Có điều giá bản quyền của bài hát của trong nước vẫn rẻ hơn bên này.
Những ý kiến bàn thảo về sự khác biệt giữa các giọng ca trong nước và hải ngoại được nêu lên . Có người cho rằng mỗi bên mỗi vẻ. Nhưng ai cũng đồng ý rằng các giọng ca trẻ trong nước được huấn luyện trường ốc nên kỹ thuật cao và khuyết điểm của họ là giống nhau quá thiếu đi nét riêng của mỗi tiếng hát cần nên có trong làng nghệ thuật.
Có người cho rằng nghe cách phát âm của ca sĩ trong nước họ không thích vì gợi lại cảm giác mà họ muốn quên khi phải bỏ nước ra đi tìm tự do.
Những ca khúc trong nước có một số giá trị nhưng những nhạc sĩ sáng tác không có phong độ bền vì chỉ nổi tiếng hai ba bài rồi tắt ngấm. Những dòng nhạc chịu khá nhiều ảnh hưởng của nhạc Hồng Kông, Nhật và Tây Phương mà chưa thấy nổi bật lên cá tính VN trừ những bài mang âm hưởng dân ca.
Về lời ca thì thiếu đi sự chải chuốt mặc dù họ có lợi điểm là đang ở trong nước có hoàn cảnh thuận lợi hơn.
Về ca sĩ của hải ngoại thì thiếu đi tính kế thừa của lớp trẻ vì họ lớn lên xứ người nên phát âm tiếng VN không rõ ràng khi hát. Những ca sĩ nổi tiếng của Miền Nam trước đây đã vào tuổi xế chiều không thích hợp khán giả trẻ nữa.
Điểm thứ ba nổi bật của sinh hoạt ca nhạc là sự lan tràn của băng nhạc giả. Với kỹ thuật sang băng digital dễ dàng nên các CD, DVD được in lại mau chóng mà chất lượng tương đương và làm cho các nhà sản xuất băng nhạc không còn có lời nếu không nói là lỗ. Một DVD của trung tâm nổi tiếng bán với giá 30 đô liền bị in lại ở Trung Quốc rồi đem bán ở VN với giá 5 đô, bán lại ở Mỹ với giá 15 đô.
Những ca nhạc sĩ độc lập không còn dám sản xuất băng nhạc nữa vì ngoài thị trường có quá nhiều băng nhạc. Những ca sĩ nổi tiếng chỉ bán băng của họ trong lúc đi trình diễn mà thôi.
Chính vì lý do này mà những sáng tác mới đã không được phổ biến và sự hứng khởi sáng tác của các nhạc sĩ đã héo dần. Ngay cả những công phu hoà âm cũng không còn được để ý đến nữa.
Một nền ca nhạc trên đường bị khựng là do nhiều lý do ảnh hưởng qua lại của thị trường, khán giả và người sáng tác.
Có một điều đáng buồn là trong những cuốn video ca nhạc có những vở kịch nhạt nhẽo và kém văn hoá còn thua cả những cuốn phim bộ Hồng Kông đuợc chuyển âm tiếng Việt. Chúng ta cần những bài viết phê bình đúng đắn, khen cái hay chê cái dở để nền văn nghệ có cơ hội thăng hoa. Chẳng hạn một cuốn video quay cảnh VN mà diễn viên hài đứng đái ở ngoài đường thì không thể chấp nhận được. Hay một ca sĩ nổi tiếng lúc trình diễn mắt cứ chăm chú nhìn bài hát để ở trên giá nhạc thì quá coi thường thính giả. Nhưng các báo vốn sống nhờ quảng cáo và người viết chê cái dở sẽ bị thù ghét nên không ký giả nào chịu viết hết.
Một ca sĩ trong nước vừa ra định cư hải ngoại tâm sự rằng cô tưởng là ở xứ người tự do đầy đủ phương tiện nên nền ca nhạc hải ngoại sẽ khá hơn, không ngờ bên này lại đi bắt chước, ca tụng những bài hát những sản phẩm của trong nước.
Nếu nói rằng khi nghe những bài hát để biết được tình trạng suy thịnh của một xã hội thì có thể bảo là hải ngoại đang dần mất phương huớng của một vai trò đóng góp cho một quốc gia VN tự do dân chủ giàu mạnh. Và có thể bảo rằng trong nước tuổi trẻ thiếu lý tưởng, những tinh hoa văn hoá đất nước đang dần suy yếu. Tính ngoại lai biểu hiện rất rõ, những nét quật cường của dân tộc thiếu đi.
Trước khi chấm dứt bài viết ca nhạc này thì nỗi đau cắt đất dâng biển của nhà cầm quyền Hà Nội cho Tàu dâng lên trong lòng. Mấy ngàn năm oai hùng của cha ông đã đổ máu để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc thì nay trong thời đại văn minh này, đất nuớc có chủ quyền, người CS đã hãnh diện đánh Pháp đánh Mỹ mà lại nhục nhã làm mất đi vĩnh viễn bao thước đất quí giá của dân tộc.
Phải chăng chỉ có lỗi lầm to tát và hiển nhiên đó của người Cộng Sản VN mới có thể tạo cơ hội cho những phong trào đấu tranh cho một đất nước VN giàu đẹp trong tương lai thành công. Và chỉ tới lúc đó nền ca nhạc hải ngoại và trong nước không còn phân biệt và dĩ nhiên sẽ khởi sắc hơn nhiều.
29-01-2002