Xuống quận Cam chiều thứ bảy bằng phi cơ, biết là bạn bè văn nghệ đi xa, đứa thì đi ngược lên San Jose, đứa thì đang ở VN ăn Tết, đứa thì đi show các tiểu bang. Buổi tối ghé quán Thùy Dương trên đường Westminster, quán này chứa chừng mấy chục khách. Có đàn dương cầm , có sân khấu trình diễn ca nhạc, nhạc sĩ Hoàng Trọng Thụy và vợ là Lucie Hoàng làm chủ và phụ trách phần đệm nhạc.
Mấy tuần trước Trần Chí Phúc ra mắt CD nhạc Chào Em Năm 2000 ở đây với tiếng hát Như Mai và Ngọc Trọng, bạn bè tới dự, không khí rất ấm cúng. Hát một số ca khúc tiêu biểu với lời dẫn giải của chính tác giả như Sài Gòn Em Ở Đó, Thu Tiễn Người, Khi Nào Em Lấy Chồng… Tiếng đàn ghi ta thùng hòa cùng đàn piano, người hát và người nghe cùng là bạn nên sự thông cảm lan truyền cho cảm hứng lên cao.
San Jose- Đánh dấu 25 năm kể từ khi người VN bỏ nước ra đi tị nạn cộng sản và một cộng đồng người Việt hải ngoại được thành lập, nhiều bài hát nói lên những nỗi niềm xa xứ và ước mơ quang phục quê hương đã được sáng tác trên xứ người sau biến cố 30-4-1975, đêm văn nghệ với chủ đề 25 Ca Nhạc Lưu Vong sẽ được tổ chức vào tối thứ sáu 28-4-2000 lúc 8 giờ 30 tại quán Coffee Lovers góc đường Aborn và Capitol Expressway,thành phố San Jose, vào cửa miễn phí.
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc và ca sĩ Mai Hân phối hợp tổ chức cùng nhiều tiếng hát được ưa chuộng của Bắc Cali sẽ trình bày những ca khúc tiêu biểu của 25 năm ca nhạc lưu vong hải ngoại với nỗi buồn trại tị nạn, nỗi mất mát của thuyền nhân trên biển cả, nỗi nhớ quê nhà cách trở, nỗi đau quê hương, nỗi hi vọng về một tương lai tự do dân chủ cho đất nước cùng với sự đấu tranh tiếp sức của người VN hải ngoại hỗ trợ người ở quê nhà. Phần nhạc đệm có piano, violin và guitar do những nhạc sĩ tài danh của thung lũng hoa vàng phụ trách.
Trong phái đoàn lực sĩ đông đảo của quốc gia Hoa Kỳ hùng mạnh nhất thế giới được ống kính truyền hình chiếu cố nhiều nhất khi diễn hành qua khán đài của buổi lễ khai mạc Olympic Sydney 2000 vào tối thứ sáu 15 tháng 9 này sẽ có 3 khuôn mặt vận động viên bóng bàn mang dòng máu Việt Nam, đó là Nguyễn Đình Khoa, Tawny Bành Aùi Thu và Michelle Đỗ Lan Anh.
Cô gái 17 tuổi mang tên Đỗ Lan Anh được xem là đấu thủ bóng bàn trẻ nhất đi tham dự bộ môn thể thao Thế vận hội cứ mỗi 4 năm tổ chức một lần.
Sinh ra tại thành phố Milpitas kế bên San Jose của tiểu bang California vào năm 1983, Michelle Đỗ Lan Anh bắt đầu cầm vợt vào năm 9 tuổi dưới sự hướng dẫn của cha và anh, tập dợt với bàn pingpong đặt trong phòng đậu xe. Cùng năm đó 1992 cô bé đi dự giải bóng bàn toàn quốc tổ chức tại Las Vegas và đã đoạt ngay giải thiếu nhi nữ dưới 10 tuổi.
San Jose- Cuộc đình công của toàn thể công nhân phân phối báo San Jose Mercury News bắt đầu từ ngày chủ nhật 8-10-2000 đã kết thúc thắng lợi. Vào mờ sáng ngày thứ sáu 13-10-2000, đích thân chủ nhiệm tờ báo San Jose Mercury News là Jay Harris đến gặp nhóm công nhân tại trạm West Side phố Campbell để thảo luận và đi đến sự đồng ý cả hai bên như sau:
1-Tăng lương 12% cho người phân phối báo
2- Bỏ việc đòi tiền DOB( Direc Office Billing) có nghĩa là người giao báo phải đi đòi tiền báo của khách hàng
3-Không được trừ tiền lương nếu khách hàng khiếu nại về việc giao báo
4-Giảm tiền supply xuống 50%( gồm dây thun, bì nilon để cột báo)
5- Không được trả thù công nhân đình công
Trong 9 điểm mà giới công nhân giao báo đòi hỏi như tăng lương 20%, 5% cho mỗi năm kế tiếp, được nghỉ phép 2 tuần mỗi năm, tăng 5 xu cho mỗi phần báo in thêm trong tờ chủ nhật…thì ngày thứ ba 10-10-2000 SJ Mercury News chỉ thỏa 3 điều là tăng lương 12%, bỏ DOB và không trừ tiền lương nếu khách hàng khiếu nại.
Trong đời tôi có một vài sở thích mà bóng bàn là một trong những môn chiếm khá nhiều thì giờ thời niên thiếu của mình. Lúc còn bé được anh dắt ra phố chơi, vào tiệm bi da có đặt một bàn ping-pong, (thời đó người ta vẫn quen gọi như vậy) thấy có mấy người chơi cũng vui vui lành mạnh. Về nhà căng một sợi dây trên tấm phản gỗ, kiếm được trái banh, vợt là một miếng gỗ rồi rủ bạn hàng xóm cùng chơi bóng bàn rất thích thú. Lớn hơn chút nữa, nhà cho tiền xài cũng tiêu vào cho cái bàn ping-pong ngoài phố. Trong trường trung học có cái bàn, nhiều người dành chơi phải đợi rất lâu mới tới phiên mình. Mùa hè hay cuối tuần rất vắng nhưng vấn đề khó khăn nhất là đi tìm bạn để cùng chơi vì ít ai say mê như mình. Không có ai huấn luyện, tôi chỉ tự tập lấy và thỉnh thoảng bắt chước kỹ thuật một vài cây vợt đàn anh ở phố nhỏ.
Vào khoảng năm tám tư, một tiếng hát nhẹ nhàng vang lên từ băng cassette bản Bức Tâm Thư của nhạc sĩ Lam Phương nghe rất quyến rũ làm tôi chú ý tới cái tên Ngọc Lan. Lúc đó giọng của cô còn ảnh hưởng bởi Thanh Lan nhưng dần dần Ngọc Lan tạo được chỗ đứng đặc biệt với âm sắc của riêng mình. Nghe Ngọc Lan hát như lời thỏ thẻ của người tình, tiếng hát mong manh, một tí khàn đục ấm áp hòa với sự trong trẻo hồn nhiên. Cô hát rất tự nhiên như hơi thở không một tí phô diễn kỹ thuật để lời ca nét nhạc len vào tâm tư thính giả ngây ngất. Nghe Ngọc Lan trong những tình khúc Trịnh Công Sơn mới thấy một lối diễn tả khác hẳn với Khánh Ly, người đã thành danh mấy chục năm trước bằng những nhạc phẩm này. Có lẽ những từ ngữ bóng bẩy của TCS cũng như dòng nhạc dịu dàng không đòi hỏi nhiều kỹ thuật ca hợp với chất giọng gợi cảm của Ngọc Lan.
Trong những tác phẩm nói về tình cha có câu chuyện kể về danh nhân Nguyễn Trải lúc còn trẻ đã theo tiễn cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt giải đem về Tàu khi họ xua quân đánh chiếm nước ta. Ông theo tới tận ải Nam Quan, biên giới Trung Quốc và Việt Nam và trước khi chia tay vĩnh viễn, người cha đã nhắn nhủ người con đừng khóc lóc yếu hèn mà hãy trở về lo chuyện phục quốc để báo thù và cũng là cách duy nhất an ủi lòng cha trong chuỗi ngày tàn nơi ngục tù xứ lạ.Và sau này anh hùng Nguyễn Trải đã giải toả được nỗi buồn sâu sắc đó khi ông làm quân sư cho minh chủ Lê Lợi mười năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi dành độc lập cho nước nhà.
Câu chuyện đó đã là nguồn cảm hứng cho bao tác phẩm văn nghệ sau này và cũng làm tôi xúc động khi ngồi viết những dòng chữ nhân ngày Father’sDay.
Ngày 20 tháng 7 với tôi khó quên vì đó là ngày sinh nhật của một người bạn đặc biệt , người đó là người đầu tiên để ý tới ngày sinh tháng đẻ trong giấy tờ của tôi và tặng cho tôi món quà đầu tiên sinh nhật trong đời. Dĩ nhiên tôi cũng phải đáp lễ và tôi tìm ra một lý do để nhớ mỗi năm sinh nhật của nàng vì ngày đó cũng trùng ngày hiệp định Geneve 20/7/1954 ký bởi các cường quốc chia đôi đất nước Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 tại sông Bến Hải làm ranh giới, bên này miền Nam phe tư bản , bên kia miền Bắc phe cộng sản đánh nhau suốt 20 năm.
Tháng 4/75 miền Bắc thắng miền Nam thì cái hiệp định kia thành tờ giấy sọt rác và hàng triệu người phải rời bỏ quê hương trong đó có tôi vì không chịu nổi sự cai trị của cộng sản. Lớp người đầu tiên di tản – cái danh từ thời đó dùng như vậy- được tàu Mỹ chờ sẵn đưa về xứ , còn sau đó những thuyền nhân phải tự lo tìm đường ra biển mong thoát đến bến bờ tự do trên những chiếc thuyền mong manh nhỏ bé.
Trong tờ báo Việt Mercury số ra ngày 14/5/99, ở ngay trang bìa có đăng một bài viết “Những tiếng hát ăn khách” của ký giả Mark McDonal do ông Nguyễn Xuân Phác chuyển ngữ qua tiếng Việt. Thay vì ghi nơi xuất phát bản tin là Sài Gòn như giới báo chí truyền thông hải ngoại đã làm suốt mấy chục năm qua thì bài báo đề là TP HỒ CHÍ MINH. Đây là một sự kiện quan trọng có liên quan tới sinh hoạt chính trị của cộng đồng người Việt Nam tại địa phương nói riêng và cả hải ngoại nói chung và tôi phải viết mấy dòng này để trình bày quan điểm với quí vị.
Là người trong giới viết báo chuyên nghiệp các anh thừa biết có hai sự chọn lựa rất đắn đo khi loan tin về những sự kiện xảy ra trong nước VN mà cụ thể là danh xưng thành phố Sài Gòn hay thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà tôi ngay bên sông , cái nhánh sông có cái cầu ba nhịp bắc ngang, chảy cạnh phố Tuy Hòa. Gần đó nhánh sông khác lớn hơn qua cây cầu Đà Rằng dài nhất miền Nam 1100 mét cũng chảy ra biển . Giữa hai nhánh sông này là bãi cát phù sa gọi là Ngọc Lãng, cái tên bình dân mà hồi còn bé tôi được nghe là Soi Bún, bây giờ dân cư đông đảo được vài trăm mái nhà chuyên sống về nghề trồng rau cung cấp cho thành phố Tuy Hòa.
Nhánh sông nhỏ ngang nhà tôi có người gọi là sông Chùa có lẽ vì khu vực đó có nhiều chùa. Nào là chùa Kim Cang từ ngay đầu cầu ba nhịp, rồi đi xuống một vài trăm mét là chùa Bà, chùa Ông, chùa Kim Long, chùa của phái khất sĩ gọi là tịnh xá Ngọc Phú, chưa kể có mấy cái miễu thờ nhiều loại thần.
Nhánh sông Chùa cũng rất gần ngọn núi Nhạn cao chừng hơn trăm thước , trên đó có ngọn Tháp của người Chiêm Thành xây để lại như là dấu tích văn hóa của một dân tộc đã bị người VN trên bước đường Nam tiến xua đuổi.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.