Khi đọc bài viết của Nguyễn Hưng Quốc đăng trên Blog đài VOA, giới thiệu bài thơ Tôi Biết Ơn Những Người Vấp Ngã của Nguyễn Tôn Hiệt , tôi xúc động và cảm hứng phổ bài thơ này thành ca khúc.
Bài thơ ca ngợi sự đóng góp của những nhà đấu tranh dân chủ trong nước, mặc dù họ đang ở trong tù, và con đường đi tìm tiếng nói tự do cho mọi người còn nhiều khó khăn, nhưng những đoạn đường họ đã đi thật cần thiết để nhiều người tiếp tục tiếp bước.
Nhà thơ dùng chữ biết ơn thật trang trọng thay cho chữ cám ơn thường tình. Tôi xin chép lại nguyên bài thơ.
Tôi biết ơn những người vấp ngã Nguyễn Tôn Hiệt Trên con đường đi tìm tiếng nói, có những người vấp ngã sau khi đã đi được một đoạn. Có những kẻ đã đặt bẫy cho họ vấp ngã. Có những kẻ đã xô cho họ vấp ngã. Có những kẻ đã cười thích thú khi chứng kiến những người vấp ngã. Có những kẻ đã nhổ nước bọt lên những người vấp ngã. Tôi biết ơn những người vấp ngã. Tôi biết ơn đoạn đường mà những người vấp ngã đã đi được, trước khi họ vấp ngã. Họ vấp ngã, nhưng mỗi lần họ vấp ngã họ đã làm cho con đường của chúng ta ngắn thêm một đoạn. Tôi tin chắc trong chúng ta sẽ còn nhiều người tiếp tục bước tới. bước tới, bước tới, từ nơi những người đã vấp ngã, không ngừng bước tới, bước tới, và ngày chúng ta giành lại được tiếng nói, chúng ta sẽ nói, chúng ta sẽ hát ca, và trong tiếng nói của chúng ta sẽ có tiếng nói của những người đã vấp ngã, và trong lời hát ca của chúng ta sẽ có lời hát ca của họ.
Bài thơ tự do có nhiều chữ âm trắc và khi phổ nhạc tôi đã thêm bớt chút đỉnh. Tiếng nói mà họ đi tìm là tiếng nói Tự Do, con đường đi tìm thật cam go. Dùng âm thể trưởng ( Major) và đoạn giữa tôi đổi sang âm thể thứ ( Minor), có những nốt buồn nhưng nhịp điệu mạnh lên vì ý thơ “ tôi tin chắc trong chúng ta sẽ còn nhiều người tiếp tục bước tới… để dành tiếng nói Tự Do.”
Mời quí vị nghe ca khúc phổ thơ của Trần Chí Phúc cùng tiếng hát tác giả và Ngọc Hồng. Bấm Nghe Nhạc Trần Chí Phúc và tìm bài.
Quí vị có thể xem bản nhạc chép bằng cách bấm TÔI BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI VẤP NGÃ
Thi ca, lý luận phê bình và âm nhạc kết hợp để làm thăng hoa ý nghĩa cuộc đấu tranh dân chủ tự do tại quê nhà. Cuộc đấu tranh vẫn không ngừng , “ ơi con đường đi tìm tiếng nói Tự Do sao cam go.”
San Jose , 12 tháng 1 năm 2010
Bài thơ ca ngợi sự đóng góp của những nhà đấu tranh dân chủ trong nước, mặc dù họ đang ở trong tù, và con đường đi tìm tiếng nói tự do cho mọi người còn nhiều khó khăn, nhưng những đoạn đường họ đã đi thật cần thiết để nhiều người tiếp tục tiếp bước.
Nhà thơ dùng chữ biết ơn thật trang trọng thay cho chữ cám ơn thường tình. Tôi xin chép lại nguyên bài thơ.
Tôi biết ơn những người vấp ngã Nguyễn Tôn Hiệt Trên con đường đi tìm tiếng nói, có những người vấp ngã sau khi đã đi được một đoạn. Có những kẻ đã đặt bẫy cho họ vấp ngã. Có những kẻ đã xô cho họ vấp ngã. Có những kẻ đã cười thích thú khi chứng kiến những người vấp ngã. Có những kẻ đã nhổ nước bọt lên những người vấp ngã. Tôi biết ơn những người vấp ngã. Tôi biết ơn đoạn đường mà những người vấp ngã đã đi được, trước khi họ vấp ngã. Họ vấp ngã, nhưng mỗi lần họ vấp ngã họ đã làm cho con đường của chúng ta ngắn thêm một đoạn. Tôi tin chắc trong chúng ta sẽ còn nhiều người tiếp tục bước tới. bước tới, bước tới, từ nơi những người đã vấp ngã, không ngừng bước tới, bước tới, và ngày chúng ta giành lại được tiếng nói, chúng ta sẽ nói, chúng ta sẽ hát ca, và trong tiếng nói của chúng ta sẽ có tiếng nói của những người đã vấp ngã, và trong lời hát ca của chúng ta sẽ có lời hát ca của họ.
Bài thơ tự do có nhiều chữ âm trắc và khi phổ nhạc tôi đã thêm bớt chút đỉnh. Tiếng nói mà họ đi tìm là tiếng nói Tự Do, con đường đi tìm thật cam go. Dùng âm thể trưởng ( Major) và đoạn giữa tôi đổi sang âm thể thứ ( Minor), có những nốt buồn nhưng nhịp điệu mạnh lên vì ý thơ “ tôi tin chắc trong chúng ta sẽ còn nhiều người tiếp tục bước tới… để dành tiếng nói Tự Do.”
Mời quí vị nghe ca khúc phổ thơ của Trần Chí Phúc cùng tiếng hát tác giả và Ngọc Hồng. Bấm Nghe Nhạc Trần Chí Phúc và tìm bài.
Quí vị có thể xem bản nhạc chép bằng cách bấm TÔI BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI VẤP NGÃ
Thi ca, lý luận phê bình và âm nhạc kết hợp để làm thăng hoa ý nghĩa cuộc đấu tranh dân chủ tự do tại quê nhà. Cuộc đấu tranh vẫn không ngừng , “ ơi con đường đi tìm tiếng nói Tự Do sao cam go.”
San Jose , 12 tháng 1 năm 2010